Trồng cây xanh trong khuôn viên ngôi nhà hiện nay đã không còn xa lạ với rất nhiều người. Tuy nhiên trồng những cây phong thủy như thế nào cho hợp phong thủy cây cảnh thì không phải ai cũng biết. Chẳng hạn như phong thủy cây phát tài hay phong thủy cây xương rồng,… là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Nội dung bài viết
1. Ý nghĩa của phong thủy cây cảnh:
– Giúp gia chủ thu hút nhiều may mắn, tài lộc, hanh thông đường công danh.
– Giúp không gian sống trở nên trong lành, thông thoáng, tạo một môi trường sống xanh.
– Giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian ngôi nhà.
– Giúp gia chủ giảm căng thẳng và tăng hiệu suất làm việc.
– Hút các bức xạ từ những thiết bị điện tử gây hại cho sức khỏe.
2. Chọn phong thủy cây cảnh theo tuổi:
2.1. Những cây phong thủy cho tuổi Tý:
Cây kim tiền, cây ngọc ngân, cây trầu bà , cây phát tài, cây lan quân tử, cây phú quý,…
2.2. Những cây phong thủy cho tuổi Sửu:
Cây phong lộc hoa, cây kim ngân, cây hồng môn, cây vạn lộc, cây vạn niên thanh, cây sen đá nâu, cây phú quý,…
2.3. Những cây phong thủy cho tuổi Dần:
Cây ngũ gia bì xanh, cây trầu bà đế vương, cây phất dụ cảnh, cây lan ý, cây đa búp đỏ, cây ngọc ngân,…
2.4. Những cây phong thủy cho tuổi Mão:
Cây phát tài, cây lưỡi hổ, cây kim ngân, cây cẩm nhung hồng, cây sen tứ phương, cây trúc phú quý,…
2.5. Những cây phong thủy cho tuổi Thìn:
Cây xương rồng, cây vạn niên thanh, cây bạch mã hoàng tử, cây lan quân tử, cây đa búp đỏ, cây kim tiền,…
2.6. Những cây phong thủy cho tuổi Tỵ:
Cây cỏ đồng tiền, cây lan ý, cây phong lộc hoa, cây kim ngân, cây ngọc bích, cây thủy tùng,…
2.7. Những cây phong thủy cho tuổi Ngọ:
Cây trầu bà, cây thiết mộc lan, cây cau tiểu trâm, cây hoa giấy trắng, cây lan bạch chỉ,
cây trạng nguyên,…
2.8. Những cây phong thủy cho tuổi Mùi:
Cây lan quân tử, cây sen đá, cây phong thủy vạn tuế, cây phất dụ cảnh, cây cẩm tú cầu, cây tùng la hán,…
2.9. Những cây phong thủy cho tuổi Thân:
Cây tùng bồng lai, cây thanh tâm, cây lộc vừng, cây cau nhật, cây đế vương, cây vạn lộc,…
2.10. Những cây phong thủy cho tuổi Dậu:
Cây sen đá, cây phát tài khúc, cây lộc vừng, cây lưỡi hổ, cây kim tiền, cây vạn niên thanh vàng,…
2.11. Những cây phong thủy cho tuổi Tuất:
cây kim ngân, cây bạch mã hoàng tử, cây tùng bồng lai, cây vạn niên thanh, cây phong lộc hoa, cây phú quý,…
2.12. Những cây phong thủy cho tuổi Hợi
Cây nhất mạt hương, cây hồng môn, cây lưỡi hổ, cây kim tiền, cây cau tiểu trâm, cây lan hồ điệp,…
3. Phong thủy cây phát tài:
3.1. Ý nghĩa của cây phát tài:
Cây phát tài là cây mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ; giúp sự nghiệp suôn sẻ. Tiền tài vào như nước, các thành viên trong gia đình có sức khỏe dồi dào, gia đình êm ấm, hạnh phúc.
3.2. Các loại cây phát tài hiện nay:
3.2.1. Cây thiết mộc lan
Thiết mộc lan hay còn gọi là cây phất dụ thơm; có hai loại là thiết mộc lan gốc và thiết mộc lan ghép.
Cây thiết mộc lan có thể trồng số lượng cành theo ý muốn như:
– 2 cành tượng trưng cho sự vẹn toàn, hạnh phúc trong tình yêu
– 3 cành – hạnh phúc trung bình
– 5 cành – sức khỏe
– 8 cành – thịnh vượng, hạnh phúc
– 9 cành – hạnh phúc viên mãn, may mắn, hạnh phúc cho gia chủ .
3.2.2. Cây phát tài phát lộc:
Cây phát tài phát lộc hay còn gọi là cây phát lộc, cây trúc phú quý.
Cây mang lại nhiều tài lộc và tinh thần cho gia đình.
3.2.3. Cây phát tài núi:
Cây phát tài núi là giống đặc biệt của các loại cây phát tài.
Cây giúp gia chủ hanh thông đường công danh, thu hút may mắn
3.2.4. Cây phát tài búp sen:
Cây phát tài búp sen có thể được trồng trong đất hoặc nước. Tuy nhiên, người ta thường trồng thủy sinh nhiều hơn vì đây là cách dễ trồng nhất
Phần trên trông giống như những bông hoa sen đang nở.
3.2.5 Cây phát tài đỏ:
Cây phát tài đỏ là loại cây cảnh nhiệt đới tượng trưng cho sức nóng, áp lực, sự ấm áp.
Trồng cây trong nhà sẽ mang lại cho không khí trong lành. Là biểu tượng cho sức mạnh và sự ấm áp của mặt trời, mang ý nghĩa hòa thuận, bình an trong gia đình.
3.2.6. Cây kim tiền:
– Cây kim tiền được cho là cây mang lại may mắn và phú quý cho gia chủ.
– Cây Kim tiền ra hoa đại diện vận may của gia chủ ngày càng phát, tiền tài, lợi lộc, may mắn cũng ngày càng nhiều.
3.3. Vị trí đặt cây phát tài hợp phong thủy cây cảnh:
– Tiền sảnh: giúp khai mở sự tươi sáng; rước điều may mắn, thuận lợi vào nhà.
– Hành lang: tạo cảm giác thoáng mát, rộng rãi, đồng thời thanh lọc không khí, đem lại sức khỏe cho gia đình gia chủ.
– Văn phòng làm việc tác dụng thư giãn, điều tiết mắt; mang ý nghĩa đem đến nhiều may mắn, thịnh vượng.
– Phòng khách: mang ý nghĩa rước tiền tài – may mắn cho gia chủ
– Tiểu cảnh trong khuôn viên nhà: tăng tính thẩm mỹ, mang đến may mắn cho ngôi nhà.
– Phía trước nhà để đón tài lộc, vận may vào nhà.
4. Phong thủy cây xương rồng:
4.1. Ý nghĩa của cây xương rồng:
Theo quan niệm phong thủy, xương rồng có thể hóa giải và phá hủy những năng lượng xấu, vì vậy thích hợp đặt ở hướng Tây Bắc.
Bạn cũng có thể cân nhắc trồng xương rồng trước mộ, vì xương rồng có sức sống mãnh liệt, không sợ lũ lụt, hạn hán hay rắn rết. Vì vậy, nếu bạn trồng cây xương rồng ở nghĩa trang sẽ mang đến ý nghĩa cầu mong cho người đã khuất có một cuộc sống lành mạnh.
4.2. Vị trí đặt cây xương rồng hợp phong thủy cây cảnh
– Trong phòng khách: phòng khách là không gian mở, là nơi tụ năng lượng rất tốt, để gia đình chúng ta có thể thư giãn, quây quần. Khi đặt cây xương rồng sẽ làm mất đi năng lượng tốt. Những chiếc gai của cây xương rồng sẽ tạo ra sự bất hòa. Nếu đặt vào công ty đồng nghĩa với việc khó phát triển, công ty dễ thua lỗ.
– Cây xương rồng chỉ thích hợp bố trí và trồng ngoài trời: vườn trước, sân sau hoặc bên ngoài cửa đóng, ban công. Bởi nó đóng vai trò như người canh gác, bảo vệ ngôi nhà khỏi những năng lượng xấu và giúp chủ nhân chống trộm rất hiệu quả. Ngoài ra còn có một cách đặt cây xương rồng theo phong thủy khác là đặt cây xương rồng trong phòng tắm vì nó có tác dụng xua đuổi khí xấu, ám vào nhà.
– Tuy nhiên không trồng xương rồng trước cửa nhà vì nó sẽ rước ma quỷ vào nhà.
Với bài viết bí quyết chọn phong thủy cây cảnh đầy đủ nhất hiện nay phía trên, chúc bạn chọn được loại cây ưng ý, hợp phong thủy cho ngôi nhà, văn phòng,…