Với dáng cây khỏe khoắn, sống được cr trong điều kiện đầy khắc nghiệt,sương gió, cây tùng tượng trưng cho những bậc quân tử, được rất nhiều người yêu thích trồng trong ngôi nhà của mình. Ý nghĩa cây tùng là gì, trồng cây tùng trước nhà, trồng cây tùng la hán trước nhà sẽ mang lại lợi ích gì cho gia chủ. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

1. Ý nghĩa cây tùng trong phong thủy nói chung:

Bởi sống trong được điều kiện khắc nghiệt mà vẫn tươi tốt nên cây tùng đại diện cho sự kiên cường và sự trường thọ.

Cây tùng có thể xua đuổi được âm khí, những điều xui xẻo sắp tới với gia chủ,  mang lại một cuộc sống bình yên, sung túc, thịnh vượng cho gia chủ 

Trồng cây tùng trước nhà có tác dụng như một lá bùa may mắn, giúp gia chủ thu hút tài lộc, hanh thông đường công danh

2. Cây tùng hợp mệnh gì? Tuổi nào?

Trong phong thủy, cây tùng là loại cây phù hợp với hầu hết các tuổi, các mệnh như Kim, Mộc, Thủy, Hỏa,Thổ.

Tuy nhiên, cây tùng thích hợp nhất với những người thuộc mệnh Kim. Bên canh đó, mệnh tương sinh với cây tùng là mệnh Thủy và Thổ.

Xét về tuổi thì người tuổi thân thích hợp trồng cây tùng nhất.

3. Đặc điểm các loại cây tùng tại Việt Nam:

3.1. Cây tùng la hán:

– Cây Tùng La Hán còn có tên gọi khác như  la hán tùng, tùng la hán lá dài, thông tre lá to, vạn niên tùng, sam đất, sam la hán.

– Cành phân nhiều nhánh, mọc ngang hoặc rủ xuống. Khi mọc tự nhiên, cây có thể cao hơn 10m, dáng cây thuôn dài.

– Loại phổ biến nhất ở Việt Nam là  tùng la hán lá dài. 

– Lá hẹp, dài, hình kim, nhọn ở đỉnh, gốc có cuống ngắn,  mặt trên màu lục nhạt, mặt trên màu xám.

– Hoa có dạng sợi màu trắng đục,  đài hoa to, bên dưới có bốn cái vảy dạng tuyến, thường nở vào tháng Năm. 

– Quả của cây có hình tròn, màu xanh.

3.2. Cây tùng cối:

– Cây tùng cối hay còn gọi là cây duyên tùng, tùng búp; thuộc loại cây thân gỗ, sống quanh năm.

– Da cây nhiều  vết nứt, sần sùi.; nhựa cây có mùi thơm  đặc trưng. 

– Cành cây khi còn nhỏ rất mềm dẻo, dễ uốn và tạo hình nhưng thân cây thì có lõi đen rất cứng nên khi bạn muốn uốn cây cũng khá khó.

– Khi còn non lá có màu xanh nhạt, rất tươi. Cây không có hoa và quả

 3.3. Cây tùng bách tán:

– Cây tùng bách tán còn có tên gọi khác là bách tán, vương tùng; thuộc loài thực vật hạt trần trong họ bách tán. 

– Cây bách tán cao trên 60m và đường kính thân 200 cm. 

– Các nhánh mọc  chồng chất lên nhau, càng lên cao, các cành càng ngắn lại, tạo thành tán  hình chóp. Các lá có hình mũi mác. Các lá sắp xếp  theo hình xoắn ốc. 

– Nón cái có hình bầu dục, khi trưởng thành đạt kích thước  30 cm. 

3.4. Cây tùng thơm:

– Cây tùng thơm còn có tên gọi khác là cây tùng hương, cây tùng chanh; là một loại cây thân gỗ nhỏ, có mùi hương rất dễ chịu. 

– Lá hình kim, có  màu xanh, chúng mọc khá dày và có màu xanh như quả chuối

– Các cây thông thường cao từ 40 – 60 cm. Có những cây lớn cao  tới 2, 3 m. 

– Rễ của cây tùng thơm thuộc loại rễ chùm, bò ngang.

3.5. Cây tùng đuôi chồn:

– Cây tùng đuôi chồn có các nhánh cây mọc từ gốc quanh nhánh giống đuôi chồn.

– Hoa cây có màu trắng mọc thành chùm ở đầu cành, nở quanh năm

– Rễ cây màu trắng tinh.

4. Ý nghĩa trong đời sống và phong thủy của từng loại cây tùng:

4.1. Cây tùng la hán:

trồng cây tùng la hán trước nhà sẽ mang đến cho gia chủ nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Cây tùng la hán tượng trưng cho:

– Sự trường thọ: do cây sống được rất lâu; cây thường được làm quà nhân dịp mừng thọ để cầu sức khỏe

– Sự may mắn, bình an: cây có khả năng trừ tà, ngăn cản những phần năng lượng tiêu cực vào trong nhà.

– Sự thịnh vượng, phát đạt, thành công: bởi sức sống mãnh liệt, bền bỉ của cây

– Sự thanh cao, kiên cường do dáng cây mạnh mẽ.

4.2. Cây tùng cối:

Cây tùng cối mang lại vượng khí,phú quý, tốt lành cho gia chủ. 

4.3. Cây tùng bách tán:

Theo phong thủy, tùng bách tán thể hiện sự mạnh mẽ, kiên cường.

Ngoài ra, ngày xưa, trồng cây tùng bách tán bên phần mộ của những người thân trong gia đình để thể hiện sự tôn kính. Nó cũng như một lời cầu phúc người ở thế giới bên kia luôn bình an, phù hộ người đang sống.

4.4. Cây tùng thơm:

Trong phong thủy cây tùng thơm có thể trừ tà, xua đuổi ma quỷ và điềm xấu; đem lại thành công cho gia chủ

Mùi hương của cây tạo cảm giác dễ chịu, giảm căng thẳng hiệu quả và xua đuổi côn trùng.

4.5. Cây tùng đuôi chồn:

Cây tùng đuôi chồn mang may mắn đến cho gia chủ, xua đuổi điều xui xẻo khỏi gia đình.

5. Cách trồng và chăm sóc cây tùng

5.1. Cách trồng cây tùng:

– Chuẩn bị đất trồng tơi xốp, dùng xỉ than đập vụn sau đó trộn với đất vi sinh, đất thịt và chút phân NPK. Trộn cho tơi thì đổ vào trong châu.

– Nên chọn loại cây to bằng cổ tay trở xuống để dễ tạo kiểu, uốn nắn, đặt cây vào chậu. Sau đó vun đất vồng lên rồi tưới nước ngập gốc.

– Để thoát hết nước thì cho cây vào chỗ mát. 

5.2. Cách chăm sóc cây tùng

– Nhiệt độ: khoảng 27 – 28 độ C, nếu nhiệt độ quá cao cây sẽ bị thối rễ.

– Ánh sáng: tùng là cây ưa bóng, nhưng vẫn cần tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời tối thiểu là 2 tiếng.

– Thổ nhưỡng: đất có độ tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là có thể thoát nước tốt, nên bỏ vào đó sỏi hoặc xỉ than để tăng độ thông thoáng cho cây.

– Phân bón: Trong tháng đầu tiên bạn có thể dùng phân NPK pha loãng tưới vào gốc, những tháng tiếp theo bạn có thể bón phân vào đất. 

6. Ứng dụng cây tùng trong đời sống:

– Cây tùng ngoài để làm cây phong thủy thì nó còn được sử dụng cho ngành xây dựng và đồ  gỗ cao cấp, đồ thủ công mỹ nghệ  trong gia đình, văn phòng, câu lạc bộ. 

– Một số công dụng phổ biến của loại cây này trong cuộc sống như: vòng tay gỗ tùng bách; bàn ghế, tủ giường, cửa gỗ, tượng gỗ; trường kỷ gỗ tùng bách,…

– Ngoài ra vỏ cây tùng còn được dùng để chiết xuất dầu dùng trong công nghiệp và  y học làm hương liệu và  dược liệu. 

7. Cách bày trí khi trồng cây tùng trước nhà:

– Cây tùng thích hợp cho gia đình  được trưng bày ở sân vườn, nơi có không gian thoáng đãng, nhiều cây xanh hoặc được trồng trước cửa nhà. 

– Những cây tùng bonsai nhỏ  có thể bày trang trọng trong phòng khách.

– Những cây tùng có kích thước lớn được trưng bày ở đại sảnh, các khu vực  rộng lớn trong các khu mua sắm, cao ốc văn phòng. 

 

Bài viết “Ý nghĩa cây tùng trong phong thủy” đã tổng hợp những loại cây tùng thông dụng nhất tại Việt Nam. Trồng cây tùng trước nhà hay trồng cây tùng la hán trước nhà giờ đây chắc chắn sẽ không là thắc mắc của nhiều người nữa. Chúc bạn chọn được loại cây tùng ưng ý cho gia đình mình.